Đo khúc xạ mắt là một trong những phương pháp đánh giá sức khỏe mắt quan trọng nhất để xác định chức năng thị giác của một người. Khi mắt có vấn đề về khúc xạ, người đó sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ từ xa hoặc gần. Việc đọc kết quả đo khúc xạ mắt giúp người đó chọn được kính phù hợp để cải thiện thị giác cũng như biết về tình trạng bệnh của mình. Vậy bạn đã biết cách đọc phiếu đo mắt chưa? Ngay trong bài viết dưới đây, Khánh Linh Huvitz sẽ bật mí cho các bạn cách đọc kết quả đo mắt đơn giản, chính xác nhất.
Contents
Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt thông qua các ký hiệu
Để giúp bạn biết cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt dễ dàng và hiểu kết quả, chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn cách đọc phiếu đo mắt thông qua các thông số kết quả đo mắt.
Các ký hiệu thường dùng trong đo khúc xạ mắt:
- LE: Ký hiệu mắt trái
- RE: Ký hiệu mắt phải
Tuy nhiên không phải ở phòng khám nào, bác sĩ nào cũng sử dụng 2 ký hiệu như trên.
Kết quả đo mắt bằng máy khúc cạ
Dưới đây là một số ký hiệu thường gặp trong giấy khám mắt mà bạn cần nắm rõ để có thể biết cách đọc kết quả đo thị lực chính xác nhất:
- Right eye hoặc OD: Thông số đo của mắt phải và đơn kính thuốc điều trị cho mắt phải của bạn.
- Left eye hoặc OS: Thông số đo của mắt trái và đơn kính thuốc điều trị cho mắt trái của bạn.
- S / SPH / Sphere / Cầu: Độ cầu của mắt phản ánh khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Khi độ cầu có dấu trừ (-), điều đó cho thấy mắt của bạn đang bị cận, ngược lại, khi độ cầu có dấu cộng (+), mắt của bạn đang bị viễn thị.
- C / CYL / Cylinder / Trụ: Chỉ số độ trụ của mắt cho biết mức độ loạn của thị lực; có dấu trừ (-) nếu mắt bị cận loạn hoặc dấu cộng (+) nếu mắt bị viễn loạn.
- A / AX / Axis / Trục: Trục của độ loạn, trong đơn kính thuốc nếu thấy xuất hiện chỉ số này, chứng tỏ bạn mắt bạn đã bị loạn thị.
- ADD: Thị lực nhìn gần còn được gọi là độ đọc sách bằng thị lực nhìn xa cộng thêm. Khi mắt bị lão thị thì chỉ số này sẽ xuất hiện trên kết quả khám mắt của bạn.
- KCDT / PD: Hay còn được biết đến là chỉ số đồng tử. Chỉ số này cũng rất quan trọng trong quá trình cắt kính. Sự đồng tâm giữa đồng tử và tâm của tròng kính cắt ra là yếu tố quan trọng để đạt được thị lực tốt nhất. Nếu kính bị lệch tâm, sẽ gây ra hiện tượng méo hình ảnh và giảm độ rõ nét của thị lực.
Các ký hiệu cần nắm rõ để biết cách đọc phiếu đo mắt
Xem ngay: Máy đo mắt có chính xác không? Quy trình đo mắt diễn ra như thế nào?
Ngoài ra, còn 2 ký hiệu khác cũng được sử dụng rất nhiều trong đo khúc xạ mắt, đặc biệt là trong kết quả đo mắt bằng máy khúc xạ tự động hiện đại ngày nay.
Độ trục mắt là gì?
Độ trục mắt là một trong các thông số quan trọng được đo trong khám mắt để xác định tình trạng khúc xạ của mắt. Độ trục mắt chỉ việc đo góc xoay của trục quang học của mắt, nghĩa là đo góc giữa trục quang học của mắt và trục thẳng đứng.
Độ trục mắt thường được đo bằng đơn vị độ, và ký hiệu bằng chữ “X”. Khi ghi kết quả trên phiếu khám mắt, thông thường kết quả độ trục mắt sẽ được kết hợp với thông tin khác như độ cận hay độ cận gần. Ví dụ, nếu kết quả đo khúc xạ mắt là -2.00 -0.75 X 90, thì số -2.00D là độ cận của mắt, -0.75 là độ cận giảm thêm do lệch trục và 90 là độ trục mắt.
S.E trong đo mắt là gì?
S.E trong đo mắt là viết tắt của “spherical equivalent”, được sử dụng trong khám mắt để đánh giá khả năng lấy nét của mắt. S.E là một thông số được tính bằng cách kết hợp độ cận và độ cận gần của mắt.
Các ký hiệu thường gặp trên kết quả máy đo khúc xạ tự động
Cách đọc kết quả đo mắt trên 2 loại phiếu khám
Hiện nay có 2 loại kết quả khám mắt là kết quả đo mắt từ máy đo khúc xạ, giác mạc tự động và kết quả của kỹ thuật viên đo khúc xạ. Dưới đây, Khánh Linh Huvitz sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt trên cả 2 loại phiếu khám này.
Cách đọc kết quả đo mắt bằng máy đo khúc xạ tự động
Kết quả giấy khám mắt sẽ rất khó hiểu nếu như chúng ta không phân biệt được các ký tự ở trên đó.
Kết quả đo mắt bằng máy khúc xạ tự động
Với hình chụp phiếu kết quả khám mắt như trên chúng ta có thể xác định tình trạng mắt như sau:
Mắt phải được kí hiệu trong giấy < R >
- Độ cận: -3.25 độ
- Độ loại: – 1.50 độ
- S.E (độ kính kiến nghị): -4.00
- Trục loạn: 171
Mắt trái được kí hiệu trong giấy < L >
- Độ cận: -5.50 độ
- Độ loạn: -1.00
- Trục loạn: 176 độ
- Độ kính kiến nghị (S.E): – 6.00
Xem ngay: Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ? Có cần đeo kính không?
Cách đọc kết quả đo thị lực của kỹ thuật viên
Với phương pháp này, kỹ thuật viên khúc xạ sẽ khám khúc xạ chủ quan hoặc khúc xạ khách quan với bệnh nhân.
Khúc xạ chủ quan là dựa và các bước, quy trình đo khám khúc xạ dựa theo kinh nghiệm đã học của kỹ thuật viên được hỗ trợ bằng các loại máy móc khác nhau.
Khúc xạ khách quan là phương pháp sử dụng các công cụ soi đáy mắt và bắt bệnh trực tiếp chính xác, phương pháp này chỉ phù hợp áp dụng với các đối tượng bệnh nhân nhỏ tuổi khó hợp tác trong quy trình chủ quan.
Cách đọc kết quả khám mắt của kỹ thuật viên đo mắt
Ở kết quả trên, để hiểu rõ hơn về các kí tự, mời các bạn xem kết quả cụ thể như sau:
- MP (OD): Độ cầu là -3.50, độ trục: -0.75, trục: 175 và VA 9/10. Kết quả này có nghĩa là mắt phải cận -3.5 độ, loạn -0.75, trục 175 độ, thị lực sau khi điều chỉnh là 9/10.
- MT (OS): Độ cầu là -3.50 và VA 9/10. Tức là mắt trái cận -3.5 độ, thị lực sau khi điều chỉnh là 9/10.
- Khoảng cách làm việc (WD): Khoảng cách nhìn gần theo nhu cầu công việc của mỗi người như: Người sử dụng máy tính, người làm nối mi, nail, phẫu thuật, linh kiện điện tử.
- MP (O.D): Độ nhìn gần ADD mắt phải
- MT (O.S): Độ nhìn gần ADD mắt trái
Trên đây là bài viết bật mí cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt đơn giản và chính xác nhất cũng như giải thích các ký hiệu trên phiếu khám mắt. Hy vọng thông qua bài viết các bạn có thể tự mình đọc được phiếu khám mắt một cách chính xác.
Nếu bạn đang tìm mua các loại máy đo khúc xạ, giác mạc tự động uy tín, chất lượng, cho kết quả chính xác nhất thì hãy liên hệ ngay với Khánh Linh Huvitz để được tư vấn nhé!
Xem ngay: Nên đi đo mắt vào lúc nào? Thời điểm đo mắt chính xác nhất
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH SX & TMQT Khánh Linh
☎️Hotline
Mr. Kiên: 096 238 5868
Địa chỉ: Số 21 Phố Vũ Xuân Thiều, P. Sài Đồng, Q. Long Biên, TP. Hà Nội