Đo mắt cận và kiểm tra thị lực nên thực hiện ít nhất 1 lần/năm để phòng tránh những căn bệnh về mắt ở dạng tiềm ẩn. Như vậy sẽ sớm phát hiện những bất thường ở mắt để có hướng điều trị nhanh chóng và kịp thời.
Vậy quy trình đo mắt cận gồm những bước nào? Máy đo thị lực có chính xác hay không? Hãy cùng Khánh Linh Huvitz giải đáp câu hỏi thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Máy đo thị lực có chính xác không?
Máy đo thị lực không cho kết quả chính xác 100% mà chỉ cho biết tình trạng của mắt một cách sơ bộ nhằm giúp bác sĩ chuẩn đoán về tình trạng thị lực của mắt. Muốn nhận kết quả đo mắt chính xác đòi hỏi máy đo thị lực phải tốt và người thực hiện đo phải có chuyên môn cao.
Thị lực là một trong những giác quan vô cùng quan trọng, bạn dễ thấy cuộc sống “đảo lộn” khi mắt bị ảnh hưởng bởi một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó. Với thời đại công nghệ hiện nay, khi chúng ta tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử cùng tần suất công việc luôn trong trạng thái dày đặc khiến cho mắt luôn phải điều tiết liên tục suốt cả một ngày dài, điều này gây ra những tác động không nhỏ đến sự khỏe mạnh của mắt.
Vì vậy việc thường xuyên thăm khám mắt giúp bạn biết được bản thân có đang mắc phải bệnh lý nào làm ảnh hưởng đến mắt hay không để có thể đưa ra được phương pháp điều trị kịp thời và giữ mắt luôn trong trạng thái ổn định, không đi theo chiều hướng xấu hơn. Những vấn đề về thị lực của mắt đại loại thường thấy như cận thị, loạn thị và viễn thị. Đi kèm với đó là những phương pháp điều trị phổ biến nhất như đeo kính gọng, đeo kính áp tròng hoặc tiến hành phẫu thuật.
Khám mắt định kỳ giúp bạn luôn tự tin với đôi mắt sáng ngời
Xem ngay: Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt phổ biến nhất
Nguyên lý hoạt động của máy đo thị lực
Máy đo thị lực thường sử dụng kết hợp nhiều thiết bị khác nhau để kiểm tra tình trạng của thị lực. Máy đo thị lực có nguyên lý hoạt động là sử dụng ánh sáng chiếu vào mắt và đo phản xạ để ước tính, xác định lỗi khúc xạ ban đầu của mắt như cận, loạn, viễn thị.
Quy trình đo thị lực, thử kính và kiểm tra mắt diễn ra như thế nào?
Các bước của việc đo thị lực và kiểm tra mắt rất nhanh chóng, chủ yếu tìm ra nguyên nhân mắt không thể nhìn xa/gần của mỗi người:
Đo thị lực với bảng thị lực điện tử
Sử dụng màn hình LCD được thiết kế siêu mỏng, thiết bị này có khả năng thực hiện được các bài test thị lực tinh vi đã được đưa ra trên thế giới giúp bạn có thể nhìn được xa gần. Có những loại bảng điện tử như:
– Bảng thị lực chữ cái: Dễ đọc, sử dụng cho những người biết chữ
– Bảng vòng tròn hở của Landolt: Bảng Landolt sử dụng một ký tự dưới nhiều hình dạng vòng tròn hở, các kẽ hở này sẽ có các hướng khác nhau như là trái, phải, trên, dưới. Người đo thị lực chỉ cần đọc đúng chiều của các kẽ hở là được và không yêu cầu phải biết được mặt chữ.
– Bảng thị lực chữ E của Armaignac: Tương tự như bảng đo thị lực chữ C, chữ E cũng có nhiều hướng cho người đọc thấy. Người đo thị lực sẽ cần đọc các hướng chữ theo yêu cầu của bác sĩ từ lớn đến nhỏ. Bảng thị lực chữ E áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là đối với trẻ em vì nó rất đơn giản.
– Bảng thị lực cho trẻ em: Dùng những hình ảnh thân thuộc như là con vật, ngôi nhà, cây cối,… vô cùng đáng yêu cho các bé dễ dàng phân biệt được thay vì định hình các hướng trên, dưới, trái, phải như là bảng vòng tròn hở hay băng hình chữ E hoặc C
Đo thị lực với bảng thị lực điện tử
Đo khúc xạ tự động (đo khúc xạ máy)
Đo khúc xạ giúp xác định độ cận thị, viễn thị, loạn thị ban đầu của người bệnh. Đo khúc xạ được thực hiện khi người bệnh có thị lực dưới 7/10 và thị lực qua kính lỗ tăng. Nếu kính lỗ không tăng người bệnh sẽ được chuyển khám mắt.
Đo mắt bằng máy khúc xạ tự động
>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách đọc kết quả đo mắt bằng máy khúc xạ chính xác nhất
Thử kính theo kết quả đo khúc xạ tự động
Dựa vào kết quả đo khúc xạ tự động, bác sĩ sẽ căn chỉnh số độ mắt kính phù hợp. Khi số kính đã phù hợp (nhìn rõ, cho thị lực tối đa) thì người bệnh sẽ được đi lại trong vòng 15 – 20 phút để quan sát các sự vật xung quanh từ gần đến xa để kiểm tra khả năng nhìn khi đeo kính và thích nghi với chiếc kính mới, nhằm nhìn rõ đồng thời không gây chóng mặt cho người đeo. Khi đã đạt được các tiêu chí như đã nêu thì người bệnh sẽ được cấp đơn kính hoàn chỉnh để mua kính.
Trả lời cho câu hỏi “máy đo mắt có chính xác không?” thì câu trả lời là có các bạn nhé! Độ cận, viễn, loạn đều xuất hiện rõ trên máy khiến các bác sĩ dễ dàng biết được mức độ cận của bạn và điều chỉnh mắt kính phù hợp.
Bài viết trên Khánh Linh Huvitz mong sẽ giải đáp được thắc mắc cho bạn về việc đo mắt bằng máy nhé! Chúc bạn có một đôi mắt khoẻ mạnh!
>>> Xem ngay: Máy đo khúc xạ tự động tốt nhất và Máy đo thị lực mắt cận giá bao nhiêu?