Các bệnh về mắt ở trẻ em gây nguy hiểm cha mẹ cần biết

Trẻ em là những đối tượng dễ mắc những bệnh liên quan tới mắt, giác mạc, đôi khi do còn quá trẻ nên những biểu hiện thường khá khó nhận ra nên có nhiều trường hợp phát bệnh nguy hiểm khi đã quá muộn. Khánh Linh Huvitz sẽ đưa ra cho bạn những dấu hiệu và các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: [Kinh nghiệm] Cách đọc kết quả đo thị lực khi đi khám mắt

Dấu hiệu thường thấy của các bệnh về mắt ở trẻ

Trẻ sơ sinh khi được sinh ra sẽ có đôi mắt khỏe mạnh, tuy nhiên nếu trong những ngày bé phát triển, nhìn thấy luồng ánh sáng mà xuất hiện những hiện tượng lạ ở mắt như chúng tôi liệt kê dưới đây. Mẹ hãy mau đưa bé đi khám vì ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thị lực giảm sút, mù vĩnh viễn ngoài ra có thể để lại một số biến chứng khó lường:

  • Nhiễm trùng mắt khiến mắt bị đỏ và đóng ghèn liên tục
  • Hai mắt không phối hợp dấu hiệu của sự rối loạn vận động các cơ trong mắt
  • Con ngươi trong mắt có màu trắng cảnh báo dấu hiệu ung thư hoặc đục thuỷ tinh thể.
  • Tắc tuyến lệ khiến mắt chảy nước nhiều.
  • Nhạy cảm, sợ ánh sáng 

Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em

Để có thể hạn chế được nhiều nhất những dị tật/ bệnh về mắt cho trẻ tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sau này, không còn cách nào khác ngoài việc cha mẹ cần có kiến thức bảo vệ đôi mắt của trẻ. Sau đây là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Cận thị

Theo thống kê của những bệnh viện mắt hiện nay có gần 50% trẻ bị cận thị và 80% trong số đó là bệnh cận thị tiến triển. Để tránh hiện tượng cận thị này, phụ huynh cần phải lưu ý tư thế ngồi học, bàn ghế bảng đen, ánh sáng phòng học, chế độ sinh hoạt hằng ngày, bổ sung dưỡng chất hợp lý để phòng tránh cận thị cho trẻ; hoặc có bị dị tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn.

Để trẻ ngồi đúng tư thế để phòng tránh cận thị học đườngĐể trẻ ngồi đúng tư thế để phòng tránh cận thị học đường 

Xem ngay: Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ?

Bệnh loạn thị

Loạn thị là một loại tật khúc xạ khá phổ biến ở trẻ mới sinh và có thể xảy ra cùng cận thị hoặc viễn thị. Khoảng 30% trẻ em có loạn thị ở mức độ khác nhau.

Loạn thị thường xảy ra có triệu chứng nhìn mờ, mỏi mắt, nhức mắt, nhìn hình bị biến dạng, nhòe hình. Tuỳ vào từng kiểu loạn thị thường gây nên suy giảm chức năng thị giác nhiều hơn.

Lác

Khoảng 4% trẻ em sinh ra hằng năm trên thế giới bị lác bẩm sinh. Ngoài vấn đề về thẩm mỹ, còn làm ảnh hưởng tới tầm nhìn của trẻ (bị nhìn 2 hình, nhoè).

Bệnh này vẫn có thể khắc phục khi mới phát hiện bằng cách tới gặp bác sĩ nhãn khoa để điều trị sớm thì hiệu quả đạt được càng cao.

Trẻ bị lác một bên mắt

Trẻ bị lác một bên mắt 

Dị ứng mắt

Trẻ nhỏ chưa ý thức được mức độ nguy hiểm nếu liên tục dùng tay day mắt theo phản xạ tự nhiên khi bị ngứa mắt, nhưng đây ít nhiều là dấu hiệu nhiễm trùng mắt và mi khi mí bé sưng, tiết dịch, mi mắt dính vào nhau và nhạy cảm với ánh sáng, bị nhiễm trùng mắt có thể gây sốt. Cha mẹ cần chú ý tới những chi tiết nhỏ như vậy để tránh bệnh thêm nặng.

Xem ngay: Sinh hiển vi khám mắt là gì và những điều bạn cần biết

Một số cách chăm sóc và phòng ngừa mắt tránh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ

Dù con bạn đã hoặc chưa mắc phải một trong những loại bệnh trên, thì bạn cũng cần chăm sóc đôi mắt của bé bằng những cách đơn giản sau nhé: 

  • Vệ sinh mắt cho bé bằng nước muối mỗi khi thấy ghèn, hoặc 2-3 lần một ngày bằng tăm bông…
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng khăn mặt riêng và sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, tay khi dính bẩn không trực tiếp đưa lên dụi mắt, không chơi các trò chơi nguy hiểm đến mắt.

Vệ sinh mắt cho bé thường xuyên tránh nhiễm trùng mắt

Vệ sinh mắt cho bé thường xuyên tránh nhiễm trùng mắt

  • Cung cấp đầy đủ vitamin A có trong gan, cá, tôm, thịt, trứng, sữa, rau củ, trái cây, vitamin E, bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt cho bé trong bữa ăn…
  • Đưa bé đi khám mắt định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần
  • Ngồi học đúng tư thế ở nơi có ánh sáng đầy đủ tránh không gù lưng, không cúi gằm mặt xuống bàn gây đau cổ, tránh sử dụng điện thoại hoặc xem tivi quá nhiều trong ngày gây mỏi mắt
  • Dùng thuốc nhỏ mắt có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chondroitin sulfate, acid amin khi mỏi mắt để chăm sóc và bảo vệ mắt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đội mũ, đeo kính râm khi đi ngoài đường để tránh các tia UVA, UVB trực tiếp gây bỏng mắt, nóng rát mi mắt, khiến mắt cộm, ngứa, khô rát. 
  • Tuy chỉ là những cách tưởng chừng như đơn giản thực hiện nhưng có đôi lúc bạn đã bỏ quên đó. Cùng tạo thói quen để cả gia đình có đôi mắt thật khỏe bạn nhé!

Xem ngay: Nên đi đo mắt vào lúc nào? Thời điểm đo mắt chính xác nhất

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH SX & TMQT Khánh Linh

☎️Hotline

Mr. Kiên: 096 238 5868

Địa chỉ: Số 21 Phố Vũ Xuân Thiều, P. Sài Đồng, Q. Long Biên, TP. Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *